Cách chữa rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì hiệu quả

Trong độ tuổi sinh sản từ 12-55 tuổi, nữ giới sẽ xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt. Đây là biểu hiện sinh lý bình thường trong quá trình phát triển của phụ nữ. Nhiều bạn gái khi bắt đầu có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì thường gặp những bất thường được gọi là rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Tình trạng này được nhận biết thế nào và cách xử lý ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Hiện tượng kinh nguyệt xuất hiện do sinh lý bình thường của nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Thông thường, kinh nguyệt sẽ đến lần đầu ở các bé gái trong độ tuổi 11-15 tuổi và biểu hiện là xuất hiện máu chảy ra ngoài âm đạo do hoạt động của hệ trục nội tiết tố làm bong lớp nội mạc tử cung và đào thải ra ngoài.

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là giai đoạn quá sớm

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên đánh dấu tuổi dậy thì của nữ giới và có tính định kỳ. Chu kỳ kinh thông thường có thời gian khoảng 28-31 ngày tùy vào cơ địa của mỗi người. Thời gian có kinh trong khoảng 3-7 ngày, máu đỏ tươi và không vón cục.

Trong thời gian từ 1-2 năm đầu, các bé gái có thể gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt do hệ thống trục nội tiết bao gồm vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng chưa hoạt động ổn định. Bởi thế, bạn không nên quá lo lắng gi bắt gặp tình trạng này vì đây không phải là bệnh lý nguy hiểm.

2. Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì nhận biết như thế nào?

Khi mắc chứng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, bạn sẽ dễ dàng nhận biết qua các biểu hiện sau:

  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Trong độ tuổi dậy thì, độ dài của chu kỳ kinh có thể sớm hay muộn hơn và không cố định có thể sau 21-35 ngày khi bắt đầu có kinh ở chu kỳ trước đó hoặc cũng có thể sau lần đầu tiên có kinh, sau 3 tháng hoặc 6 tháng vẫn chưa có kinh lại. Tình trạng này được gọi là vô kinh.
  • Phân bổ lượng máu không đều: Lượng kinh ra có thể nhiều (thống kinh, cường kinh ) hoặc ít hoặc đôi khi, âm đạo xuất hiện máu mà không liên quan tới chu kỳ kinh (rong huyết) hoặc số ngày ra máu kéo dài (rong kinh).
  • Ngoài những biểu hiện trên, rối loạn kinh nguyệt ở nữ còn biểu hiện ở những cơn đau bụng khi đến kỳ, tâm trạng thay đổi, mất ngủ, chán ăn, năng lượng kém, xanh xao,…

3. Cách chữa rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì hiệu quả bạn cần biết

Mỗi biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì lại bắt nguồn từ các nguyên do khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, khi bước vào độ tuổi dậy thì, tâm sinh lý các bé gái sẽ có sự thay đổi lớn. Trải qua một thời gian nhất định, khi hệ trục nội tiết phái triển hoàn thiện sẽ khiến cho tình trạng này dần mất đi.

Để giúp cải thiện chứng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì, bạn có thể tham khảo các phương pháp sau:

Thiết lập chế độ ăn, ngủ, luyện tập điều độ giúp chữa rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể và tăng cường thể lực, nâng cao chất lượng hệ miễn dịch.

Bạn có thể bổ sung các dưỡng chất tốt cho sức khỏe thông qua việc sử dụng các thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin như: các loại thịt có màu đỏ (thịt bò, thịt gà,…), các loại rau củ (củ cải, súp lơ,…), các loại hạt (óc chó, ngũ cốc),… Điều này giúp cải thiện tình trạng rong kinh rất hiệu quả.

Một yếu tố quan trọng nữa bạn cần nhớ là bổ sung lượng nước đủ từ 1,5-2l mỗi ngày để giúp cho các tế bào hoạt động linh hoạt và tối ưu, giúp cho hoạt động của các bộ phận được diễn ra bình thường giúp điều hòa kinh nguyệt.

Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh là cách chữa rối loạn kinh nguyệt hiệu quả:

Ngủ đủ giấc, không thức khuya, không sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều trong không gian tối; hạn chế sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…) sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, tránh được các hiện tượng về căng thẳng, áp lực và suy nghĩ tiêu cực là một tác nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài ra, việc vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ, thường xuyên là rất cần thiết để hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài và nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như: viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung,…

Trong kỳ kinh, bạn nên thay băng vệ sinh sau mỗi 4 tiếng sử dụng, vệ sinh vùng kín với dung dịch vệ sinh lành tính, an toàn. Nên mặc trang phục thoải mái, tránh bó sát gây bí, ngứa vùng kín tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Thường xuyên theo dõi sức khỏe định kỳ

 Nếu nhận thấy tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài hoặc các triệu chứng bất thường khác, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để có phương án điều trị phù hợp, kịp thời.

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của nữ giới bởi phải đối mặt với sự bất thường của cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng về tình trạng này và hãy bắt tay xây dựng cho mình một kế hoạch hoạt động, dinh dưỡng khoa học để cải thiện sức khỏe nhé.

Rate this post

Tư vấn khám bệnh

Gọi cho tôi nếu bạn đang băn khoăn một vấn đề tế nhị cần được giải đáp
Hoặc bấm TƯ VẤN TRỰC TUYẾN tôi sẽ hỗ trợ ngay cho bạn nếu bạn muốn kể chi tiết hơn