Bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân mắc, dấu hiệu và phòng ngừa

Bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội có số người mắc phải lớn cùng xu hướng trẻ hóa. Đặc biệt, bệnh là nỗi lo của toàn xã hội khi tỷ lệ tử vong, vô sinh, bại liệt, mù hòa,…do bệnh gây ra ngày một cao. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này cùng cách phòng tránh, điều trị hiệu quả, bạn hãy tham khảo bài viết sau đây.

Bệnh giang mai là gì?

vi-khuan-xoan-giang-mai

Vi khuẩn xoắn giang mai

Bệnh giang mai có tên tiếng anh là Syphilis là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục gây ra bởi xoắn khuẩn Treponema pallidum. Xoắn khuẩn giang mau tấn công trực tiếp vào cơ thể qua những vùng da không được bảo vệ, qua vết xước tổn thương trên da.

Tỷ lệ nhiễm bệnh ở nữ giới thường cao hơn nam giới do nữ giới có cấu tạo bộ phận sinh dục dạng mở. Bệnh là nỗi lo lắng của không chỉ người bệnh mà còn của toàn xã hội khi bệnh lây lan nhanh, gây tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể, thậm chí là đe dọa tới tính mạng nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời.

Lý do mắc bệnh giang mai thường gặp nhất

Tác nhân chính gây ra bệnh giang mai đó là xoắn khuẩn Treponema Pallidum, được 2 nhà khoa học là Schaudinn và Hauffman phát hiện ra vào năm 1905. Khi quan sát xoắn khuẩn trên kính hiển vi, các nhà khoa học phát hiện xoắn khuẩn có nền đen, hình lò xo, khoảng 6 – 14 vòng xoắn, kích thước 5 – 15 µm và đường kính 0,1 – 0,3 µm.

Xoắn khuẩn di chuyển dựa trên 3 chiều đó là: Di chuyển dọc theo hình xoắn ốc, di chuyển ngang giống như lò xo và di chuyển dạng lượn sóng.

Tuy nhiên, loại xoắn khuẩn này rất dễ bị chết sau khi ra môi trường bên ngoài hay tiếp xúc với các chất diệt khuẩn, xà bông,…thông thường.

Xoắn khuẩn giang mai có thể tấn công vào cơ thể qua nhiều con đường, hình thức khác nhau. Những con đường lây nhiễm bệnh giang mai phải kể đến như:

Quan hệ tình dục không an toàn

Con đường lây nhiễm bệnh phổ biến nhất hiện nay đó là quan hệ tình dục không an toàn, chiếm tới 90%. Vi khuẩn lây nhiễm qua tiếp xúc tình dục bằng đường âm đạo, miệng, hậu môn sau đó tấn công vào cơ thể gây bệnh.

Lây qua đường truyền máu

Vì xoắn khuẩn có thể nằm trong máu của bệnh nhân, nên bệnh có thể lây truyền qua hình thức truyền máu. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm bệnh qua con đường này không cao do sau khi lấy máu, máu sẽ được cho vào ngăn đông. Lúc này vi khuẩn sẽ chết sau 3 – 4 giờ.

Hơn nữa, trước khi hiến máu hay truyền máu, cơ sở y tế đều sẽ xét nghiệm nhằm đảm bảo chắc chắn rằng bạn không mắc bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào.

Lây truyền bệnh từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh sang con khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ. Vi khuẩn tấn công sang thai nhi qua nhau thai hay khi sinh thường. Khi sinh thường, bé đi theo đường âm đạo để ra ngoài, lúc này sẽ có sự tiếp xúc với xoắn khuẩn tại âm đạo của người mẹ nên bị nhiễm bệnh.

Lây nhiễm qua tiếp xúc ngoài da

Những tổn thương, vết xước ngoài da chính là con đường để các tác nhân có hại từ bên ngoài xâm nhập vào trong và gây bệnh. Nếu các tổn thương bên ngoài da tiếp xúc trực tiếp với dịch nhầy, máu chứa xoắn khuẩn giang mai thì bạn sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh.

Một số người thường cho rằng, giang mai sẽ lây nhiễm qua hình thức tiếp xúc gián tiếp như quần áo, bồn vệ sinh,…Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh không lây qua đường tiếp xúc gián tiếp như nhiều người vẫn hay lầm tưởng.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh giang mai nhất?

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh giang mai nếu thói quen, lối sống tình dục không lành mạnh. Tuy nhiên, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh giang mai cao nhất là:

  • Người quan hệ đồng tính và lưỡng tính
  • Người có nhiều bạn tình, đời sống tình dục phức tạp, quan hệ với đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như gái mại dâm.
  • Người mắc bệnh HIV/AIDS, hệ miễn dịch yếu không đủ để chống lại xoắn khuẩn gây bệnh giang mai cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Người có sức đề kháng, sức khỏe yếu sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.

Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai qua từng thời kỳ

Mỗi giai đoạn mắc bệnh, người bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau. Sau đây là dấu hiệu của bệnh giang mai qua từng thời kỳ mắc bệnh:

bieu-hien-benh-giang-mai-qua-tung-thoi-ky

Biểu hiện của bệnh giang mai qua từng thời kỳ

Biểu hiện bệnh giang mai ở thời kỳ 1

Đây là giai đoạn ủ bệnh, thường kéo dài trong thời gian là 3 tuần. Sau giai đoạn ủ bệnh, người bệnh sẽ có các biểu hiện của săng và hạch. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện vết trợt nông, hình tròn hoặc bầu dục, không có gờ nổi với kích thước khoảng 0,5 – 2cm.

Phần đáy có màu đỏ giống như thịt tươi, nền cướng, khi bóp không có cảm giác đau đớn. Săng giang mai thường xảy ra ở niêm mạc sinh dục. Ở nữ giới dễ dàng bắt gặp tại môi lớn, môi bé, mép âm hộ,…hay miệng, môi, lưỡi,…

Nữ giới sẽ nổi hạch sau 5 – 6 ngày có săng. Hạch nổi tại vùng bẹn sưng to, nhiều thành chùm. Trong đó, một hạch nổi to nhất còn gọi là hạch chúa.

Biểu hiện bệnh giang mai ở thời kỳ 2

Đây là giai đoạn sau 45 ngày kể từ khi săng mai xuất hiện, có thể diễn ra từ 2 – 3 năm. Các tổn thương xuất hiện tại da, niêm mạc và khi lành không để lại sẹo. Xoắn khuẩn cũng dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết cùng các hiện tượng như: nóng sốt, nổi hạch.

Giai đoạn này, bệnh nhân cũng có các triệu chứng lâm sàng như: nổi dát đỏ hồng rải rác tại thân mình, sẩn giang mai xuất hiện với nhiều hình thái khác nhau, viêm hạch lan rộng, tóc rụng,…

Biểu hiện bệnh giang mai ở thời kỳ 3

Thường xuất hiện sau 5 , 10, 15 năm kể từ khi cơ thể có săng với các biểu hiện như: săng thương sâu, nổi gôm ở da, xương, nội tạng,…Trong giai đoạn này, người bệnh ít có khả năng lây nhiễm bệnh cho bạn tình, bởi xoắn khuẩn đã tấn công vào phủ tạng, không tồn tại ở da, niêm mạc nữa.

Đặc biệt, giữa thời kỳ 1 tới thời kỳ 2 và giữa thời kỳ 2 tới thời kỳ 3 bệnh có thể không có dấu hiệu lâm sàng. Đây được gọi là giang mai kín và chỉ có thể phát hiện thông qua xét nghiệm huyết thanh.

Biến chứng nguy hiểm mà bệnh giang mai để lại

Bệnh giang mai nếu như không được chẩn đoán, điều trị sớm sẽ gây ra các tổn thương trên các bộ phận của cơ thể. Trong đó bao gồm cả hệ thần kinh trung ương, tim mạch, xương khớp,…Một số biến chứng nguy hiểm thường thấy của bệnh giang mai như:

  • Xoắn khuẩn gây ra tổn thương cho các cơ quan đảm nhiệm chức năng quan trọng của cơ thể
  • Tác động xấu tới niêm mạc, da, mắt cùng các cơ quan nội tác như: tim, gan, xương,…
  • Bệnh có thể gây viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, mù lòa, bại liệt,…
  • Bệnh giang mai ở nữ có thể gây tử vong cho thai nhi hay dị dạng thai nhi sau sinh.

Cần làm gì để phòng chống bệnh giang mai hiệu quả?

Để phòng tránh bệnh giang mai, bản thân bạn cần có lối sống lành mạnh, hiểu rõ về bệnh, cụ thể:

  • Xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, khoa học, chung thủ với bạn tình.
  • Sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và chữa trị, tránh các biến chứng nguy hiểm.
  • Khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, chị em cần chủ động tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

Hiện nay, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đang triển khai các gói khám bệnh xã hội với giá vô cùng ưu đãi. Cùng đội ngũ bác sĩ giỏi, thiết bị y tế, máy móc hiện đại giúp bạn tầm soát, phát hiện sớm bệnh và điều trị đạt kết quả cao.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh giang mai. Mọi thắc mắc cần chuyên gia đầu ngành giải đáp, bạn hãy gửi câu hỏi về thư mục TƯ VẤN TRỰC TUYẾN, hoặc gọi qua số: 0243.9656.999.

5/5 - (1 bình chọn)

Tư vấn khám bệnh

Gọi cho tôi nếu bạn đang băn khoăn một vấn đề tế nhị cần được giải đáp
Hoặc bấm TƯ VẤN TRỰC TUYẾN tôi sẽ hỗ trợ ngay cho bạn nếu bạn muốn kể chi tiết hơn